Thứ Tư, 23 tháng 11, 2016

TPP được 12 nước thành viên xem xét như thế nào

Tại phiên họp Thường vụ Quốc hội tuần này, Tổng thư ký Quốc hội - Nguyễn Hạnh Phúc cho biết Chủ tịch nước chưa gửi tờ trình về phê chuẩn TPP. Về nguyên tắc, khi nào Chủ tịch nước trình và cơ quan thẩm tra đảm bảo đủ điều kiện, vấn đề này mới đưa vào chương trình kỳ họp.

Một năm sau khi hoàn tất đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), việc phê chuẩn tại 12 nước thành viên vẫn bị trì hoãn vì nhiều lý do

 Vì thế, TPP sẽ chưa được đưa vào chương trình kỳ họp thứ 2, dự kiến khai mạc ngày 20/10 tới. Điều này đồng nghĩa Việt Nam chưa thể phê chuẩn TPP trong năm nay. Diễn biến này cũng gần như tương tự ở 11 nước thành viên còn lại.

Australia
tpp-dang-duoc-12-nuoc-thanh-vien-xem-xet-nhu-the-nao
Chính phủ của Thủ tướng Malcolm Turnbull nổi tiếng ủng hộ TPP. Tuy nhiên, Ủy ban Sản xuất của Australia lại lo ngại với các điều khoản của TPP về bản quyền và cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và các nước. Đảng đối lập nước này cũng phản đối các điều khoản trên. Vì vậy, Chính phủ Australia có lẽ sẽ phải trải qua cuộc đấu tranh quyết liệt nếu muốn phê chuẩn TPP.
Brunei
Hồi tháng 4, đại diện Bộ Ngoại giao và Thương mại Brunei - ông Dato Paduka Lim Jock Hoi cho biết trên Brunei Times rằng họ đang sửa đổi một số quy định và điều luật trong nước cho phù hợp với TPP. Ông nhận định quá trình phê chuẩn không dễ dàng và sẽ mất 2 năm. TPP sẽ phải được thảo luận tại các phiên họp nội các và được Hội đồng Lập pháp xem xét.
Canada
Chính phủ Canada đã giao một hội đồng nghị viện đa đảng tổ chức các cuộc lấy ý kiến cả nước về những vấn đề họ lo ngại với TPP. Bên cạnh đó, việc nhận ý kiến đóng góp cho Hội đồng Ngoại thương cũng được gia hạn đến cuối tháng 10.
Chile
Cuối tháng 8, Bộ Ngoại giao nước này vẫn chưa xác định ngày sẽ trình TPP lên quốc hội. Việc này một lần nữa phụ thuộc vào kết quả bầu cử tại Mỹ. Dù vậy, Chính phủ Chile cho biết việc trình lên Quốc hội có thể diễn ra vào cuối năm nay.
Malaysia
Cuối tháng 9, Bộ Công nghiệp và Ngoại thương Malaysia cho biết họ sẽ sửa 18 điều luật để phù hợp với cam kết trong TPP. Malaysia cũng khẳng định vẫn đang trong quá trình phê chuẩn TPP và việc này sẽ cần nhiều giai đoạn chuẩn bị trước khi có hiệu lực năm 2018.
Mexico
Thượng viện Mexico đã bắt đầu xem xét TPP và dự kiến có quyết định cuối năm nay. Tuy nhiên, cũng như nhiều nước khác, cuộc bầu cử tại Mỹ sẽ đóng vai trò lớn trong động thái kế tiếp của nước này. Ví dụ, nếu ông Donald Trump thắng cử, không chỉ TPP, các hiệp định thương mại tự do khác như NAFTA cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Mỹ
tpp-dang-duoc-12-nuoc-thanh-vien-xem-xet-nhu-the-nao-1
Cả hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ - bà Hillary Clinton và ông Donald Trump đều đã lên tiếng không ủng hộ TPP. Gần đây, lãnh đạo đảng Dân chủ tại Hạ viện - Nancy Pelosi và Chủ tịch Hạ viện Mỹ - Paul Ryan cũng phản đối hiệp định này.
Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ - Barack Obama vẫn tin rằng ông có "luận điểm hợp lý hơn" trong cuộc tranh luận này, và sẽ tiếp tục thúc đẩy việc phê chuẩn TPP. Ông cũng khẳng định bỏ lỡ TPP sẽ gây hậu quả đắt giá với Mỹ, ảnh hưởng đến vai trò của họ tại châu Á - Thái Bình Dương và hình ảnh trong mắt các đối tác.
New Zealand
Cũng như các hiệp định thương mại tự do khác, văn bản hoàn thiện của TPP, cùng Bản phân tích Lợi ích Quốc gia đã được trình lên Quốc hội New Zealand. Sau đó, Dự luật sửa đổi TPP, gồm các đề xuất sửa đổi cần thiết để phê chuẩn hiệp định này, cũng được đưa lên Hạ viện hồi tháng 5.
Ủy ban Thương mại, Quốc phòng và Ngoại giao của Quốc hội sẽ có thời hạn đến ngày 12/11 để nghiên cứu các văn bản này, sau đó sẽ báo cáo lên Quốc hội. TPP có thể có hiệu lực cuối năm 2017, đầu năm 2018 nếu các quốc gia hoàn tất thủ tục cần thiết để phê chuẩn hiệp định này.
Nhật Bản
Bộ trưởng Kinh tế - Thương mại - Công thương mới của nước này - ông Hiroshige Seko tuyên bố muốn TPP được phê chuẩn sớm nhất có thể. Thủ tướng Shinzo Abe cũng có quan điểm tương tự, do không muốn cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp tới làm phức tạp thêm vấn đề này. Trong khi đó, các lãnh đạo đảng đối lập - DP lại tỏ ý không hài lòng với kết quả đàm phán TPP và phản đối.
TPP sẽ là vấn đề trọng tâm được thảo luận tại kỳ họp quốc hội bất thường kéo dài 66 ngày tại Nhật Bản. Kỳ họp bắt đầu từ 26/9.
Peru
Peru đã trình TPP lên Quốc hội ngày 21/7. Thủ tướng Pedro Cateriano khẳng định thỏa thuận này là cần thiết cho sự phát triển của quốc gia. Tổng thống mới đắc cử - Pedro Pablo Kuczynski cũng cho biết sẽ ký ngay khi Quốc hội thông qua. Việc này dự kiến diễn ra cuối năm nay.
Singapore
Singapore luôn thúc giục Mỹ thông qua TPP, dù thừa nhận việc này khá khó khăn trong bối cảnh cuộc bầu cử Tổng thống sắp tới. Họ hào hứng với TPP, do nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào ngoại thương và thương mại song phương với Mỹ cũng khá lớn. Bên cạnh đó, Singapore còn ủng hộ vai trò của Mỹ trong vấn đề an ninh tại châu Á.

5 thói quen vào buổi sáng của người thành công

Để có một ngày làm việc đầy năng suất, người thành công thường duy trì 5 thói quen hữu ích vào mỗi sáng.

36 chủ nợ lao đao bởi vì doanh nghiệp vay hàng trăm tỷ rồi biến mất

Bà Ngọc kể, các lần vay mượn trước đây thường không có biên lai giao nhận tiền mà chỉ đến mỗi cuối năm mới tổng kết một lần. Khi vay mượn, bà Thúy kiên trì thuyết phục và cam kết đáp ứng mọi điều khoản như trả đủ lãi suất và hoàn vốn đúng thời hạn… 

Một công ty chuyên cung cấp sợi tại quận Tân Bình lợi dùng lòng tin để vay mượn hàng trăm tỷ đồng của nhiều hộ kinh doanh với mức lãi suất lên đến 2,5% mỗi tháng rồi bỏ trốn.

Cuối tháng 8/2016, khi xuất hiện thông tin Công ty TNHH Thương mại Thúy Sơn ngừng hoạt động, nơi làm việc đóng cửa với dấu niêm phong của ngân hàng và cả gia đình ông Trương Sơn - Giám đốc công ty bỏ trốn khỏi địa phương, bà Thân Thị Bích Ngọc (ngụ quận Tân Bình, TP HCM) đã gửi đơn tố cáo hành vi lợi dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản của ông Sơn cùng vợ là bà Hồ Phạm Thúy.

Bà Ngọc cho biết, vì mối quan hệ làm ăn thân thiết trong ngành sợi dệt nên thường tin tưởng giao tiền cho bà Thúy - người tự xưng đại diện công ty để thương lượng và kí nhận tiền trong hầu hết các khoản vay mượn tài sản. Số tiền ban đầu khoảng 200-300 triệu đồng mỗi lần, sau tăng dần lên vài tỷ đồng và kèm theo nhiều vàng bạc, ngoại tệ. Ước tính số nợ quy đổi tiền mặt hiện xấp xỉ khoảng 33 tỷ đồng.
36-chu-no-lao-dao-vi-doanh-nghiep-vay-hang-tram-ty-roi-bien-mat
Giấy biên nhận vay nợ của Công ty TNHH Thúy Sơn.
Tuy nhiên, khi đến ngày thu hồi nợ thì dù báo trước gần 3 tháng nhưng bà Ngọc vẫn không nhận đủ tiền, đồng thời còn bị gạt ngang nếu liên tục nhắc trả nợ.  
“Tôi và Thúy cùng lập nghiệp từ hai bàn tay trắng nên mỗi lúc khó khăn chẳng ngại tương trợ nhau, nhưng giờ thì họ xa chạy cao bay, còn mình chưa hết bàng hoàng vì khoản nợ quá lớn”, bà Ngọc ngậm ngùi chia sẻ.
Không riêng trường hợp của bà Ngọc, hàng chục hộ kinh doanh khác tại làng dệt Bảy Hiền (quận Tân Bình) cũng rơi vào hoàn cảnh điêu đứng tương tự. Danh sách thống kê 36 hộ kinh doanh gửi đơn tố cáo Thúy Sơn cho thấy số nợ chủ yếu khoảng từ 1,5 đến 3 tỷ đồng. Có những trường hợp đặc biệt như bà V.T.T.A cho vay hơn 14 tỷ đồng, ông P.P.M cho vay 22 tỷ…
Trao đổi với VnExpress, một số chủ nợ cho biết cách thức vay nợ của Thúy Sơn là tạo uy tín tốt sau nhiều năm hoạt động, từ đó “huy động vốn làm ăn” của các đối tác với mức lãi suất hấp dẫn khoảng từ 1% đến 2,5% mỗi tháng. Các khoản vay này đều có giấy biên nhận viết tay và đóng mộc vuông. Tính đến tháng 8/2016, Thúy Sơn vẫn trả lãi đều đặn cho các hộ kinh doanh thông qua các hình thức như trả tiền mặt trực tiếp (đối với hộ kinh doanh ngoài ngành dệt), cung cấp sợi dệt để trừ tiền…
Bà Nguyễn Thị Ngọc Lan cho biết từ năm 2014, doanh nghiệp này cho vay thành hai đợt với số tiền tổng cộng khoảng 7,5 tỷ đồng. Trong hai năm, Thúy Sơn đã trả số tiền gốc được 1,5 tỷ đồng và giao vài tấn sợi mỗi tháng xem như tiền lãi.
“Giờ tôi còn vướng hơn 6 tỷ đồng nhưng nguy cơ lấy lại được toàn bộ số tiền này là rất ít. Tuy Thúy Sơn đưa ra lãi suất cao nhưng chúng tôi không phải vì ham muốn điều này mà cho vay, chẳng qua tất cả là vì niềm tin của những người làm cùng nghề mấy chục năm rồi chưa xảy ra vấn đề gì nên không lo sợ”, bà Lan nói.
36-chu-no-lao-dao-vi-doanh-nghiep-vay-hang-tram-ty-roi-bien-mat-1
Chi nhánh Công ty TNHH Thương mại Thúy Sơn tại số 22-24 Ca Văn Thỉnh, phường 11, quận Tân Bình bị ngân hàng niêm phong.
Theo chia sẻ của một số chủ nợ, ngoài 36 hộ kinh doanh đã gửi đơn tố cáo thì hiện vẫn còn nhiều doanh nghiệp, cá nhân cho công ty này vay mượn vài chục tỷ đồng nhưng chưa công khai.
Bà Hồng (ngụ huyện Đức Hòa, Long An), người đã thế chấp quyền sử dụng đất để vay 1,6 tỷ đồng theo đề nghị của cặp vợ chồng này cho biết, vì có mối quan hệ họ hàng với Thúy nên quyết định không tố cáo vụ việc dù được nhiều người vận động ngay khi mới xuất hiện thông tin Công ty TNHH Thương mại Thúy Sơn chiếm đoạt tài sản.
Bà Hồng nhắc lại thời điểm cách đây vài tháng, do việc kinh doanh ở thành phố ế ẩm nên gia đình chuyển về quê sống và dự định xây phòng trọ cho thuê. Khi công trình còn dang dở thì Thúy tìm đến tận nơi hối thúc vay mượn tiền, cam kết hoàn trả sau 2 tháng với lãi suất 2% mỗi tháng. Trong đó, bà Hồng hưởng 1% lãi suất, phần còn lại đóng cho ngân hàng.  
“Tôi tin tưởng em họ tuyệt đối, nghĩ rằng nó muốn giúp mình lấy lãi để trang trải chi phí xây nhà nhưng không ngờ bị lừa gạt như vậy. Vợ chồng nó chưa trả lãi được tháng nào thì bỏ đi, bỏ lại khoản nợ lớn mà mảnh đất vừa bán cũng không đủ trả. Hiện tôi cũng xin vào làm công nhân để tiết kiệm từng đồng trả nợ”, bà Hồng chia sẻ.
Mới đây, cơ quan chức năng đã triệu tập đại diện Công ty TNHH Thương mại Thúy Sơn và các chủ nợ để đối thoại, tìm hướng giải quyết vấn đề này nhưng phía Thúy Sơn không xuất hiện.
Trước đó, UBND quận Tân Bình đã có văn bản trả lời phản ánh của người dân về vụ việc này trên cổng thông tin điện tử của lãnh đạo TP HCM. Theo đó, tính đến ngày 13/9, Công an quận đã tiếp nhận 34 trường hợp gửi đơn tố giác ông Trương Sơn và bà Hồ Phạm Thúy có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản.
Qua thu thập thông tin, Công an quận Tân Bình cho biết tổng số nợ công ty này vay mượn tính đến thời điểm trên khoảng 171,2 tỷ đồng, 239.000 USD, 37.000 euro và hơn 349 lượng vàng SJC. Các khoản vay mượn tiền giữa hai bên đều được thể hiện trên giấy nợ có chữ ký xác nhận. Theo kết luận của đơn vị này, nội dung tố giác chỉ là tranh chấp dân sự, không thuộc thẩm quyền giải quyết nên đã có thông báo, hướng dẫn các hộ kinh doanh khởi kiện tại Tòa án dân sự.  

Tập đoàn Thụy Sỹ vận hành nhà máy 10 triệu USD ở Việt Nam

Tập đoàn Bühler (Thụy Sỹ) vừa khánh thành nhà máy Bühler Việt Nam tại khu công nghiệp Long Hậu, Hòa Bình, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An.

Nhà máy đặt tại Long An, chuyên sản xuất các thiết bị, máy móc phục vụ công nghiệp chế biến lúa gạo.

Đây là dự án đầu tư đầu tiên của Bühler tại Việt Nam. Dự án có tổng diện tích hơn 10.000m2, giai đoạn 1 có tổng vốn đầu tư 10 triệu USD, sử dụng hơn 200 lao động gồm một nhà máy chuyên sản xuất các thiết bị, máy móc phục vụ công nghiệp chế biến lúa gạo.
Sản phẩm của nhà máy sẽ phục vụ chủ yếu các doanh nghiệp thu mua, chế biến lúa gạo quy mô nhỏ và vừa trở lên. Dự kiến 70% sản phẩm từ nhà máy sẽ tiêu thụ nội địa, số còn lại để xuất khẩu sang thị trường Đông Nam Á.
Nhà máy Bühler Việt Nam tọa lạc tại khu công nghiệp Long Hậu, Hòa Bình, Long An với diện tích hơn 10.000m2
Nhà máy Bühler Việt Nam tọa lạc tại khu công nghiệp Long Hậu, Hòa Bình, Long An với diện tích hơn 10.000m2.
Lãnh đạo tập đoàn cho biết, Việt Nam là thị trường sôi động với hơn 90 triệu dân, trên 5.000 doanh nghiệp chế biến gạo với năng suất sản xuất hơn 45 triệu tấn lúa mỗi năm. Tuy nhiên, do công nghệ chế biến gạo tại Việt Nam còn hạn chế nên giá trị thương mại chưa cao.
Việc quyết định đầu tư nhà máy sản xuất thiết bị chế biến gạo tại Việt Nam góp phần nâng cao giá trị hạt gạo Việt trên thị trường toàn cầu. Ngoài ra, nhà máy chế tạo máy móc, thiết bị chế biến lúa gạo của tập đoàn Bühler cũng sẽ là trung tâm cung cấp giải pháp toàn diện về kỹ thuật công nghệ chế biến gạo; chế tạo các phụ kiện máy móc; thiết bị phụ trợ cho các doanh nghiệp chế biến lương thực thực phẩm khác ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.
dai-gia-thuy-si-van-hanh-nha-may-che-bien-lua-gao-10-trieu-usd-tai-viet-nam-bai-edit-1
Nhà máy Bühler tại Long An hứa hẹn tạo nên bước tiến mới cho thị trường gạo Việt Nam nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung.
"Nhà máy Bühler tại Việt Nam không chỉ tạo cơ hội việc làm cho hơn 200 lao động có kỹ năng trong khâu chế tạo các loại thiết bị sản xuất gạo, mà còn giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tiếp cận công nghệ tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế của Bühler với chi phí đầu tư vừa phải", ông Rustom Mistry - Chủ tịch công ty Bühler Việt Nam cho hay.
Theo vị này, không chỉ có nhà máy của Bühler tại Việt Nam, tập đoàn còn có nhiều chuyên gia luôn sẵn sàng hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến nông sản - thực phẩm khác và các đối tác trong lĩnh vực sản xuất vật liệu công nghệ cao khi cần thiết. Với sự hợp tác này sẽ góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng ngành công nghiệp chế biến sâu về nông sản thực phẩm.
Với quy trình chế biến lúa gạo theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm cao, gạo Việt Nam có nhiều cơ hội trong việc thâm nhập các thị trường khó tính trên thế giới. Bên cạnh đó, Bühler cũng cam kết mỗi năm sẽ đầu tư 5% doanh thu vào nghiên cứu và phát triển các giải pháp công nghệ mới, thúc đẩy phát triển thị trường gạo cũng như ngành nông sản của Việt Nam và toàn khu vực.
dai-gia-thuy-si-van-hanh-nha-may-che-bien-lua-gao-10-trieu-usd-tai-viet-nam-bai-edit-2
Dòng sản phẩm Bühler W chuyên tách màu mang đến hạt gạo xuất khẩu chất lượng cao.
Trong khuôn khổ sự kiện khánh thành nhà máy, tập đoàn Thụy Sĩ giới thiệu dòng máy tách màu hiện đại Sortex S Ultravision và ra mắt dòng máy tách màu Bühler W có nhiều tính năng độc đáo với chi phí đầu tư vừa phải, đáp ứng nhu cầu cho doanh nghiệp chế biến lúa gạo quy mô vừa và nhỏ. 
Dòng máy có khả năng nhận dạng các khiếm khuyết khác màu, chấm kim, bạc bụng, hạt hư, vàng mơ và các vật thể lạ. Máy vận hành tiết kiệm điện đến 25%, có thể xử lý lên tới 12 tấn gạo mỗi giờ, thậm chí có thể tự điều chỉnh khi mức độ tạp chất dao động do các loại gạo đầu vào khác nhau.
Là tập đoàn đứng hàng đầu thế giới về cung cấp thiết bị, công nghệ trong nhiều ngành sản xuất nông sản, thực phẩm và công nghệ vật liệu cao, hiện Bühler có mặt trên 140 quốc gia. 
Với lịch sử hơn 150 năm, Bühler chiếm 65% thị phần toàn cầu đối với dây chuyền công nghệ chế biến bột mì; 60% sản lượng chocolate trên thế giới được sản xuất bởi các thiết bị của Bühler. 50% xe hơi trên thế giới có sử dụng các bộ phận, phụ tùng được sản xuất bởi hệ thống đúc áp lực do Bühler cung cấp và 30% sản lượng gạo trên thế giới được sản xuất bởi các máy móc, thiết bị, công nghệ của tập đoàn.

Nhiều người dùng thích mua hàng tạp hóa, quần áo thông qua điện thoại

Hai hãng nghiên cứu xAd và Millward Brown vừa công bố kết quả khảo sát 5.048 người trưởng thành dùng điện thoại thông minh trên toàn thế giới về sở thích mua sắm của họ.

Đa số người dùng smartphone tại Mỹ, Trung Quốc, Anh xem di động như kênh tiện lợi để mua hàng tạp hóa hay trang phục.

Cụ thể, có 58% người Mỹ và 64% người Anh tham gia phỏng vấn nói rằng họ thích mua quần áo và các đồ phụ kiện trên di động. Các mặt hàng tạp hóa đứng vị trí thứ hai với tỷ lệ lần lượt là 57% và 52%. Còn đồ thể thao có lượng người mua ít nhất, chiếm dưới 30%.
Ở Trung Quốc và Nhật Bản, cửa hàng tạp hóa là lựa chọn hàng đầu, tiếp theo mới đến quần áo. Tại Đức, đa phần người được hỏi cho biết có thói quen mua thiết bị điện tử thông qua điện thoại thông minh, kế đến là quần áo.
nhieu-nguoi-dung-thich-mua-hang-tap-hoa-quan-ao-qua-dien-thoai
Trong một nghiên cứu khác từ Adobe, chi tiêu cho mua trực tuyến ngũ cốc, rau quả trong tháng 7/2016 đã tăng hơn 100 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Xét về tổng thể, thị trường Anh và Mỹ có nhiều nét tương đồng với nhau, khi các tỷ lệ về những mặt hàng ưa thích mua qua di động có độ chênh lệch không nhiều. Còn Trung Quốc cho thấy vị thế dẫn đầu của mình trong thương mại di động khi đa số các mặt hàng đều được từ 50% khách hàng trở lên giao dịch bằng smartphone, chỉ có các sản phẩm game và giải trí là ở mức 31%.
nhieu-nguoi-dung-thich-mua-hang-tap-hoa-quan-ao-qua-dien-thoai-1
Dưới đây là những mặt hàng mà người dùng smartphone chọn mua nhiều nhất tại 5 quốc gia hàng đầu về thương mại điện tử, theo kết quả của cuộc khảo sát do xAd và Millward Brown thực hiện.
 Trung QuốcĐứcNhậtAnhMỹ
Hàng tạp hóa88%38%63%52%57%
Quần áo87%57%55%64%58%
Hàng gia dụng66%35%28%34%39%
Hàng điện tử64%64%35%47%41%
Đồ thể thao58%38%22%26%23%
Chăm sóc sức khỏe và làm đẹp52%29%33%37%37%
Game và giải trí31%49%30%41%31%

London mất ngôi đầu hút vốn toàn cầu bởi vì Brexit

Báo cáo 'Chiến thắng ở các thành phố phát triển' là khảo sát thường niên về hoạt động đầu tư bất động sản thương mại toàn cầu, trong đó liệt kê các thành phố thành công nhất trong việc thu hút vốn.

Trong 12 tháng qua, tổng lượng đầu tư vào London giảm từ 39 tỷ xuống còn 25 tỷ USD khiến thủ đô nước Anh mất vị trí dẫn đầu toàn cầu về thu hút vốn do những hệ luỵ từ Brexit, theo Cushman & Wakefield.

12 tháng qua, các thành phố cửa ngõ lớn nhất đã tăng thị phần trên thị trường, với top 25 thành phố thu hút 53.3% tổng chi tiêu toàn cầu trong khi năm trước đạt 52.7%. Khác biệt của báo cáo lần này là London đang mất dần vị thế trung tâm trong mắt giới đầu tư toàn cầu và bị New York soán ngôi. 
Cụ thể, tính đến giữa năm 2016, khối lượng đầu tư vào London giảm từ 39 tỷ USD xuống còn 25 tỷ USD khiến thủ đô nước Anh mất vị trí dẫn đầu toàn cầu về thu hút vốn do những hệ luỵ từ Brexit mang lại. Cùng với sự sa sút của London là Tokyo, Washington và Frankfurt. Các thành phố này sụt giảm lượng vốn đầu tư vì nguồn cung hạn chế và cạnh tranh từ địa phương.
london-mat-ngoi-dau-hut-von-toan-cau-vi-brexit
London không còn là thỏi nam châm hút vốn toàn cầu vì Brexit. Ảnh: Reuters
New York dẫn đầu về đầu tư tổng thể và về người mua qua biên giới. Los Angeles và San Francisco đều đang tăng hạng trong danh sách các thành phố hàng đầu để đầu tư. Philadelphia có khối lượng vốn đầu tư tăng 50,5%. Toronto, Denver, San Diego và Phoenix đều gia tăng vốn đầu tư mạnh mẽ.
Các thành phố cấp một như Paris, Amsterdam, Copenhagen và Milan đều có mặt trong danh sách tăng trưởng hàng đầu. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều thành phố cấp 2, dẫn đầu bởi Roma, Helsinki, Liverpool, Newcastle, Birmingham, Nuremburg và Stuttgart.
Cushman & Wakefield đánh giá, ngày càng nhiều nhà đầu tư đang chuyển sang lĩnh vực bất động sản nhờ vào dòng tiền ổn định và tính bảo đảm khỏi rủi ro lạm phát. Giới đầu tư cũng cho rằng các nền tảng của thị trường bất động sản cho thuê đang diễn biến khá tốt. Theo báo cáo này, trong môi trường vĩ mô - từ sự chậm lại của Trung Quốc, đến Brexit, và cuộc bầu cử Mỹ - khiến nhiều nhà đầu tư đang gặp khó khăn trong việc tìm kiến địa điểm đầu tư.
Brexit có khả năng thay đổi hệ thống phân cấp thành phố trên toàn cầu như các thành phố khác tranh nhau để tận dụng lợi thế của sự không chắc chắn giữa các khách thuê London và các nhà đầu tư. New York chiếm được vị thế số một thế giới thu hút vốn nước ngoài có thể là sự đảo ngược ngắn hạn.
Carlo Barel di Sant'Albano, Giám đốc điều hành, Bộ phận Thị trường vốn toàn cầu, Cushman & Wakefield, nhận định: "Trong thời gian tới, sự quan tâm của nhà đầu tư đối với việc phân bổ vốn cho bất động sản vẫn khá tích cực. Mặc dù biến động đã giảm trong 12 tháng qua, rủi ro tổng thể vẫn còn diễn ra".
Theo chuyên gia này, bất ổn toàn cầu sẽ tiếp tục làm cho các nhà đầu tư thận trọng hơn. Trong môi trường cạnh tranh, các thành phố phải làm nhiều hơn để thu hút người lao động, chứ không chỉ dựa vào dòng chảy lao động tự nhiên. Điều này có nghĩa là các thành phố cần phải tạo ra một giá trị thương hiệu mà những người trẻ dễ dàng nhận biết, tập trung vào sức khỏe và an ninh hơn so với hiện nay, giữ tốc độ thay đổi công nghệ và cải thiện phong cách sống.

Giá vàng xuống tới đáy 4 tháng

Trong phiên Mỹ hôm qua, có lúc giá vàng giao ngay giảm 1% xuống mức 1.241,2 USD - thấp nhất kể từ ngày 8/6. 

Với phiên giảm thứ 9 liên tiếp, giá vàng vừa khép lại một tuần tồi tệ nhất kể từ năm 2013 khi xuống 1.241,4 USD.

gia-vang-xuong-day-4-thang
Giá vàng vừa có tuần giảm mạnh nhất trong nhiều năm.
Vào cuối phiên, giá tăng nhẹ và nhờ vậy giúp quý kim này đóng cửa ở mức nhỉnh hơn 1.252,7 USD mỗi ounce. Giá vàng bớt giảm nhờ báo cáo tình hình lương bổng khu vực phi nông nghiệp của Mỹ không như kỳ vọng nhưng vẫn không thể tránh được một tuần tồi tệ nhất trong 3 năm qua khi giảm tới 4,8% giá trị.
Tương tự, vàng giao tháng 12 cũng giảm nhẹ và đóng cửa ở 1.251,9 USD trong hôm qua. Trong khi đó, vàng miếng SJC hôm qua đóng cửa ở 35,34 - 35,44 triệu đồng một lượng.
Bill O'Neil, đồng sáng lập Công ty tư vấn LOGIC lý giải về việc sụt giảm đột ngột: "Việc giá vàng xuống dưới mức trung bình 200 ngày hôm thứ 5 là một dấu hiệu không tốt. Có rất nhiều giao dịch mua bán kỹ thuật và thực sự những điều này đã khiến giá đi xuống.

Du thuyền sang giá 1,7 triệu USD của Mercedes

Mercedes-Benz vừa ra mắt mẫu du thuyền nhỏ 10 chỗ dành cho giới nhà giàu. Sản phẩm có tên Arrow 460 Granturismo và chỉ có 10 chiếc được bán ra trên toàn thế giới vào nửa cuối năm sau.

11 lô hàng thủy sản xuất sang EU phát hiện thủy ngân vượt ngưỡng

Cục Quản lý Chất lượng Nông - Lâm sản & Thuỷ sản (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn) vừa phát đi thông tin cảnh báo của Liên minh châu Âu (EU) về tình trạng nhiễm kim loại nặng đối với các lô hàng thuỷ sản xuất khẩu.

Liên minh châu Âu (EU) vừa phát cảnh báo với 11 lô hàng thủy sản nhập khẩu từ Việt Nam có dư lượng kim loại nặng gồm thủy ngân, Cadmium vượt ngưỡng cho phép.



Theo đó, cơ quan này đã nhận được thông tin về 11 lô hàng từ Việt Nam bị cảnh báo dư lượng kim loại nặng là thủy ngân, Cadmium vượt mức giới hạn tối đa cho phép. 
11-lo-hang-thuy-san-xuat-sang-eu-bi-phat-hien-thuy-ngan-vuot-nguong
EU lại tiếp tục phát đi cảnh báo về thủy sản nhập từ Việt Nam vượt giới hạn kim loại nặng cho phép.
Để tránh ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp (EU có thể đình chỉ ngưng nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam), Cục yêu cầu các doanh nghiệp chế biến thủy sản rà soát chương trình quản lý chất lượng, kiểm soát mối nguy kim loại nặng, trong đó đặc biệt lưu ý đến nguồn gốc nguyên liệu thủy sản nhập về nhà máy để chế biến.
Các trung tâm chất lượng nông lâm thủy sản vùng tiếp tục triển khai chặt chẽ hoạt động kiểm tra, chứng nhận lô hàng thủy sản xuất khẩu. Trong đó lưu ý ưu tiên lấy mẫu thẩm tra chỉ tiêu kim loại nặng đối với các lô hàng có thành phần nguyên liệu hải sản được nuôi trồng, khai thác, đánh bắt tại vùng biển các tỉnh miền Trung.
Cục cũng yêu cầu cơ quan Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản Trung - Nam bộ lưu ý kiểm soát mối nguy kim loại nặng tại các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu trên địa bàn. 
Đây không phải là lần đầu tiên EU phát đi những cảnh báo về chất lượng sản phẩm thủy sản nhập từ Việt Nam trong năm nay. Cảnh báo của EU tăng mạnh kể từ thời điểm cuối tháng 5/2016, khi khối này có văn bản gửi tới các thành viên về việc cá chết bất thường tại Việt Nam, đồng thời đề nghị tăng cường kiểm soát chặt các lô hàng nhập từ Việt Nam. Tới thời điểm hiện tại, số vụ cảnh báo dư lượng kim loại nặng với sản phẩm thủy sản Việt Nam xuất sang EU đã tăng gấp 2,2 lần so với năm 2015
Lãnh đạo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep) cho rằng, việc EU dồn dập đưa ra các cảnh báo đối với thủy sản xuất khẩu của Việt Nam là vấn đề không khỏi lo lắng.
Hồi cuối tháng 8, Hiệp hội này cũng đã có văn bản kiến nghị Chính phủ, Bộ Công Thương, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn về thiệt hại sau thảm họa môi trường tại 4 tỉnh miền Trung. Theo Vasep, khách hàng quốc tế quan ngại nhiễm kim loại nặng vào nguyên liệu và sản phẩm. Vì vậy, nhiều khách hàng đã hủy hợp đồng không mua thủy sản với các doanh nghiệp có nhà máy chế biến tại 4 tỉnh miền Trung. Các doanh nghiệp theo đó đã bị thiệt hại rất lớn.

Đường thành công của cặp vợ chồng tỷ phú Forever 21

Do Won Chang và vợ - Jin Sook đặt chân lên đất Mỹ năm 1981, do không thể chống chọi với thời kỳ khó khăn tại Hàn Quốc. "Khi đó, người Hàn Quốc sống không được tốt lắm. Cơ hội thực sự rất hẹp", Do Won cho biết trên Forbes.

Sau khi sang Mỹ, Do Won Chang đã phải làm tới 19 tiếng mỗi ngày để kiếm sống, như rửa bát, bơm xăng, lau dọn văn phòng, trong khi vợ ông làm thợ cắt tóc.  

Ngày nay, Do Won (57 tuổi) và Jin Sook (60 tuổi) có tới 43.000 nhân viên tại 790 cửa hàng thuộc 48 nước. Thương hiệu thời trang Forever 21 của họ có doanh thu 4,4 tỷ USD năm ngoái. Việc này đã giúp cả hai góp mặt trong danh sách 400 người giàu nhất nước Mỹ mà Forbes vừa công bố, với tổng tài sản 33 tỷ USD, xếp thứ 222.
Chặng đường thành công của họ bắt đầu bằng chuỗi ngày làm việc 19 tiếng. Cả hai bay tới Los Angeles sau chặng nghỉ ngắn tại Hawaii để làm thẻ xanh cho mình cùng cha mẹ Do Won.
duong-thanh-cong-cua-vo-chong-ty-phu-forever-21
Vợ chồng Do Won Chang và Jin Sook. Ảnh: Forbes
Họ tới Los Angeles vào một ngày thứ Bảy. Đây cũng là nơi chị gái Do Won đang sống. Khi đó, Do Won mới 22 tuổi. Không để lãng phí thời gian, ông dò tìm hàng loạt công việc. Cuối cùng, ông được nhận vào một quán cà phê gần nhà và bắt đầu công việc ngay sáng thứ Hai. Nhiệm vụ của ông là rửa bát và chuẩn bị đồ ăn trong bếp.
"Tôi được nhận đúng bằng lương tối thiểu. Khoảng 3 USD một giờ. Chừng đó không đủ sống", ông nhớ lại. Vì thế, ông làm thêm 8 giờ nữa ở một trạm xăng. Sau đó lại nhận lau chùi một văn phòng nhỏ cho đến tận nửa đêm. Còn Jin Sook làm thợ cắt tóc - công việc bà từng làm khi còn ở Hàn Quốc.
"Tôi từng mơ được sang Mỹ từ khi còn học lớp 6. Bố mẹ tôi đã đến đó rồi và lúc nào tôi cũng tự nhủ tháng tới sẽ đến lượt mình", ông nói.
Một thập kỷ sau đó, ước mơ này thành hiện thực. Sau khi kết hôn không lâu, ông cùng vợ sang Mỹ. "Không chỉ bây giờ, mà từ thời đó, Mỹ đã là mảnh đất có rất nhiều cơ hội rồi. Rất nhiều người theo đuổi Giấc mơ Mỹ", ông nói.
Trong thời gian làm việc tại trạm xăng, Do Won nhận thấy những người làm trong ngành may mặc đều đi xe rất đẹp. Ông nảy ra ý tưởng xin việc tại một cửa hàng thời trang. Tại đây, ông đã học được rất nhiều điều. "Tôi coi cửa hàng như việc kinh doanh của chính mình vậy. Và ông chủ quý tôi lắm", ông nhớ lại.
Sau 3 năm sống tại Mỹ, cả hai tiết kiệm được 11.000 USD. Năm 1984, họ mở một cửa hàng quần áo nhỏ rộng 83m2 có tên Fashion 21 tại Los Angeles. Do Won cho biết người chủ cũ cũng bán quần áo, nhưng chỉ thu về 30.000 USD mỗi năm. Còn Fashion 21 ngay năm đầu tiên đã có 700.000 USD bằng cách tận dụng hàng xả kho - mua trực tiếp từ các hãng sản xuất với số lượng lớn và giá rất rẻ.
Việc kinh doanh thành công đến nỗi cứ 6 tháng họ lại mở cửa hàng mới một lần. Cuối cùng, cả hai đổi tên công ty thành Forever 21. Do Won Chang cảm thấy rất may mắn: "Tôi đến đây với hai bàn tay trắng và luôn biết ơn nước Mỹ đã cho tôi nhiều cơ hội đến vậy. Và tôi muốn trả ơn họ".
Trong suốt cuộc khủng hoảng tài chính 2008, nhờ nguồn tiền mặt dồi dào, ông tiếp tục mở thêm nhiều cửa hàng và tạo ra 7.000 việc làm chỉ trong một năm. Trong một buổi họp thường niên với các nhân viên, ông đã tuyên bố kế hoạch không chỉ tập trung vào doanh thu và lợi nhuận, mà còn muốn tạo thêm việc làm nữa.
Dù vậy, sau nhiều năm tăng trưởng và mở rộng đầy tham vọng, công ty đang gặp phải nhiều thách thức. Vì sự cạnh tranh khốc liệt từ các hãng bán lẻ online, chuỗi cửa hàng của họ đã phải đóng cửa hoặc giảm quy mô nhiều cơ sở trong suốt năm qua. Doanh thu năm 2015 cũng chỉ tương đương năm trước đó.
Do Won thừa nhận họ gặp nhiều trở ngại. Nhưng ông vẫn rất lạc quan. "Ngành may mặc giờ kinh doanh không dễ. Lượng khách đến mua sắm đã giảm, vì sự xuất hiện của các cửa hàng trực tuyến. Nhưng chúng tôi cũng đã chuẩn bị hoạt động thương mại điện tử của mình rồi. F21 vẫn giữ nguyên kế hoạch mở rộng trên toàn cầu, và sẽ vượt qua khó khăn trong năm nay", ông nói.
Đầu năm nay, Forever 21 được cho là chậm thanh toán cho nhiều nhà cung cấp. Một công ty vận chuyển cũng hủy hợp đồng độc quyền với hãng này, do việc kinh doanh với F21 giảm tới 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Do Won thì khẳng định "hoạt động kinh doanh vẫn rất tốt".  
Bên cạnh đó, dù tài sản cả hai đi xuống những năm gần đây, Do Won vẫn cho biết gia đình là thước đo thành công quan trọng nhất. Khi được hỏi Giấc mơ Mỹ có ý nghĩa thế nào với ông, Do Won đã trả lời: "Với tôi, gia đình là quan trọng nhất. Khi mọi người nói đến Giấc mơ Mỹ, tức là họ đang nói về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhưng nếu kinh doanh thành công mà gia đình thất bại, tôi cũng chẳng cảm thấy vui vẻ gì", ông kết luận.
Hai vợ chồng ông có hai con gái -  Linda và Esther, đều tốt nghiệp các trường đại học hàng đầu tại Mỹ. Cả hai đều đang làm việc cho Forever 21.

Nên làm gì cùng với 50 cây vàng lúc này?

Chị Mai Hương, nhà ở quận 6, TP HCM cho biết, nhà thì đã được bố mẹ cho nên sau 8 năm đi làm, vợ chồng chị tiết kiệm được khoảng 50 cây vàng (với giá hiện nay quy đổi tương đương 1,8 tỷ đồng) trước giờ cất trong két sắt. 

Với số vàng này, chuyên gia cho rằng nên giữ một phần ba để đầu tư dài hạn, phần còn lại có thể bỏ vào kênh ngân hàng, bất động sản, chứng khoán hoặc USD.

Giờ thấy giá vàng cứ liên tục hạ, nếu tính từ đầu tháng 7 (mức đỉnh trong năm) đến nay, thì mỗi lượng đã giảm hơn 3 triệu đồng. Vị chi 50 lượng vàng, vợ chồng chị mất hơn 150 triệu đồng, trong khi đó, một số thị trường khác như bất động sản, chứng khoán... có phần khởi sắc, hoặc lãi suất tiết kiệm cũng ở mức cao nên muốn rút ra bỏ vào những kênh này.

Tuy nhiên, điều mà vợ chồng chị lo lắng là mang vàng đi bán lúc này để đầu tư vào những kênh trên liệu có thích hợp? Bởi chị sợ giá vàng sau này tăng cao sẽ rất tiếc. Những băn khoăn của vợ chồng chị Hương cũng là trường hợp chung của rất nhiều người đang có số vàng nhàn rỗi khá lớn như trên.
nen-lam-gi-voi-50-cay-vang-luc-nay
Nhiều người nắm giữ vàng đang băn khoăn không biết nên bán hay tiếp tục giữ sau mấy tháng giá liên tục giảm. 
Chia sẻ về vấn đề này, tiến sĩ Nguyễn Trí Hiếu phân tích, vàng trong ngắn hạn có chịu áp lực giảm giá nhưng về dài hạn sẽ tăng. Cuối năm nay, theo ông Hiếu thì Cục dự trữ Liên bang Mỹ - Fed khả năng tăng lãi suất và vàng thế giới có thể sụt giảm đôi chút, nhưng trong nước khi USD tăng thì giá vàng quy đổi cũng tăng lên nên người nắm giữ vàng không sợ thua lỗ.
Mặt khác, tiến sĩ Hiếu còn cho rằng, vàng là một kênh đầu tư truyền thống của người châu Á, trong đó có Việt Nam. Trong quá khứ, vàng được xem là kênh trú ẩn an toàn, giá trị bền vững. Tuy nhiên, nguyên tắc đầu tư thông minh là "không nên để trứng vào cùng một rổ". Do đó, nếu bạn đang nắm giữ 50 cây vàng thì có thể tiếp tục giữ lại một phần ba số này để đầu tư dài hạn, phần còn lại thì cân nhắc những kênh khác như gửi ngân hàng, mua bất động sản, tham gia thị trường chứng khoán hoặc mua USD.
Trong số các kênh này thì mức độ ưu tiên nhất là gửi ngân hàng. Ông Hiếu cho rằng, ngân hàng luôn là lựa chọn của nhiều người trong thời điểm hiện nay vì lãi suất khá cao so với lạm phát, không sợ lỗ và giá trị chỉ có tăng thêm. Tuy nhiên, hạn chế của nó là không có khả năng tích luỹ tài sản. Bởi khi gửi tiết kiệm, nhận lãi suất 7-8% mỗi năm, nếu gửi hai phần ba số tiền nêu trên (tầm 1,2 tỷ đồng) tức là cả năm thu về thêm tầm 90 triệu đồng, mỗi tháng được hơn 8 triệu để chi cho cuộc sống. Nhưng qua thời gian, do lạm phát số vốn ấy sẽ dần mất giá trị.
Còn về kênh đầu tư bất động sản, theo tiến sĩ Hiếu, thị trường này cũng đang dần khởi sắc. Nếu dùng số tiền nhàn rỗi đó mua căn hộ có vị trí đẹp, tính thanh khoản cao thì khả năng sinh lợi cũng trên 10% một năm. Ngoài ra, có thể dùng căn hộ này cho thuê để tăng thêm thu nhập.
Riêng với kênh đầu tư chứng khoán, ông Hiếu nhìn nhận thị trường cũng có sôi động trở lại nhưng đòi hỏi người tham gia phải có ít nhiều kiến thức để hạn chế tối đa rủi ro. Song song đó, ông Hiếu cho rằng người có tiền nhàn rỗi lâu dài cũng có thể cân nhắc giữ USD. Vì cuối năm nếu Fed tăng lãi suất thì đồng bạc xanh cũng sẽ lên giá.
Tóm lại, tiến sĩ Hiếu cho rằng, mỗi nhà đầu tư phải hiểu cái mình làm, hiểu rõ trong công việc hoặc lĩnh vực mà mình đầu tư cần làm gì và không nên làm gì thì mới giảm được rủi ro không đáng có, cũng như mang lại hiệu quả cao nhất cho đồng tiền của mình.

Nhà phố, đất nền khu Đông sôi động nhất ở TP HCM

Hãng dữ liệu Data First vừa công bố báo cáo thị trường nhà phố, đất nền TP HCM quý III/2016, với thông tin được tổng hợp từ các rao bán bất động sản tại TP HCM. Nguồn dữ liệu được lấy từ 9 trang web có lượng tin rao lớn nhất thị trường.

Quận 9 và Thủ Đức là hai địa bàn xuất hiện tin rao bán nhà phố, đất nền nhiều nhất TP HCM trong 3 tháng qua, trở thành điểm nóng bất động sản liền thổ tại đây.

nha-pho-dat-nen-khu-dong-soi-dong-nhat-tp-hcm
Quận 9 và Thủ Đức là hai địa bàn dẫn đầu TP HCM về lượng tin rao bán nhà phố, đất nền. Ảnh: Lucas Nguyễn
Cụ thể trong các tháng 7, 8, 9, toàn TP HCM có 106.000 tin rao bán nhà phố - đất nền, trong đó quận 9 dẫn đầu với 11.864 tin, theo sau là Thủ Đức với 10.769 tin rao. Hai vị trí còn lại của top 4 lần lượt là quận 12 (8.194 tin) và Tân Phú (7.226 tin).
Nhóm 4 quận dẫn đầu lượng tin rao bán chiếm 36% toàn thị trường nhà phố - đất nền TP HCM, trong đó khu Đông là địa bàn có lượng tin rao bán vượt trội. Mức giá phổ biến nhất xuất hiện trên thị trường là 1,5 - 4 tỷ đồng với 40.119 tin rao. Phân khúc giá rẻ từ 700 triệu đến 1,5 tỷ đồng một căn ghi nhận 22.993 tin rao, nhỉnh hơn phân khúc 4-10 tỷ xuất hiện 22.876 tin rao.
Đơn vị này cho biết thêm, số lượng người tham gia rao bán nhà phố, đất nền tại TP HCM trong quý III/2016 bất ngờ sụt giảm 50% so với quý 2, chỉ ghi nhận 16.117 thuê bao rao tin. Tuy nhiên, theo dự báo của Data First, tình hình này sẽ thay đổi trong quý IV, vì đây là mùa vụ các giao dịch nhà đất sôi động nhất năm. Trong vòng 6-12 tháng tới, thị trường nhà phố, đất nền tiếp tục là kênh đầu tư tài sản được nhiều người quan tâm.

Mỗi lượng vàng SJC đắt hơn thế giới là 1,6 triệu đồng

Mở cửa đầu ngày, Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận báo giá vàng miếng SJC ở 35,34 - 35,44 triệu đồng. Giá mỗi lượng vàng không đổi so với chốt phiên trước đó. Tương tự, tại Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ), giá vàng miếng SJC là 35,27 - 35,5 triệu đồng.

Trong khi giá vàng quốc tế giảm nhẹ thì vàng trong nước sáng nay vẫn đứng yên, khiến khoảng cách về giá giữa hai thị trường chưa thể thu hẹp.

moi-luong-vang-sjc-dat-hon-the-gioi-1-6-trieu-dong
Giá vàng miếng SJC giảm chậm hơn thế giới. Ảnh: Q.Đ.
Trong khi đó, giá vàng thế giới giảm mạnh trong phiên thứ 6, có lúc xuống mức thấp nhất 4 tháng khi chỉ còn 1.241 USD một ounce. Giá vàng quốc tế đã chốt một tuần tồi tệ nhất trong 3 năm qua khi mất 4,8% giá trị chỉ trong 5 phiên. Chốt phiên thứ 6, giá vàng quốc tế có giá 1.257 USD.
Như vậy từ đầu tuần, mỗi lượng vàng miếng giảm hơn 600.000 đồng mỗi lượng, chủ yếu là trong phiên ngày 5/10. Tuy nhiên, trước việc vàng thế giới vẫn giảm nhưng trong nước thay đổi dè dặt và thậm chí giữ nguyên như sáng nay, khoảng cách chênh lệch giữa hai thị trường tiếp tục nới rộng lên hơn 1,6 triệu đồng. Chưa kể thuế và phí gia công, vàng thế giới quy đổi khoảng 33,8 triệu đồng.
Trên thị trường ngoại hối, tỷ giá ngân hàng sáng nay được niêm yết ở 22.265 - 22.335 đồng một đôla.

Oxfam: Việt Nam có thể mất một nửa FDI bởi vì thiên đường thuế

Thông tin trên được bà Susana Ruiz, chuyên gia về thuế của Oxfam đưa ra mới đây khi đề cập về các vấn đề bất bình đẳng thuế hiện nay. 

Cho rằng Việt Nam cùng nhiều nước nghèo thất thoát hơn 170 tỷ USD mỗi năm vì hoạt động tránh thuế của doanh nghiệp nên nhiều nhà kinh tế đang kêu gọi "xóa sổ" các thiên đường thuế.

Theo bà Susana, mỗi năm các quốc giao nghèo (trong đó có Việt Nam) thất thoát 170 tỷ USD tiền thuế mỗi năm do một nửa giá trị thương mại phải "ở lại" những thiên đường thuế vì ý đồ tránh, trốn thuế của các tập đoàn đa quốc gia.



oxfam-viet-nam-co-the-mat-mot-nua-fdi-vi-thien-duong-thue
FDI vào các thiên đường thuế tăng 4 lần trong 5 năm trở lại đây. 
Tương tự với trường hợp Việt Nam, theo bà, một nửa nguồn FDI thu hút về cũng ở lại các thiên đường thuế, đặc biệt khi theo số liệu của Oxfam cho thấy, 60% giá trị thương mại toàn cầu là diễn ra giữa các công ty trong cùng một tập đoàn. Số liệu của tổ chức phi chính phủ này cũng chỉ ra rằng, châu Á là khu vực có dòng chảy tài chính phi pháp cao nhất thế giới. Trong đó, 65% do sự lạm dụng các hành vi trốn, né thuế của các doanh nghiệp, 30% là hành vi tội phạm, 5% do tham nhũng gây nên.
"Nước nào cũng ra sức thu hút đầu tư nhưng thật sai lầm khi chỉ tập trung làm thế nào để tăng lợi nhuận mà để mất đi khoản tiền lớn cho các hoạt động phi pháp ở thiên đường thuế", bà Susana nói. Theo bà, tiền tại các thiên đường thuế ước tính khoảng 2.000-3.000 tỷ USD, bằng với GDP của Mỹ và Trung Quốc cộng lại.
Hệ thống thuế quốc tế, theo Oxfam, hiện rất bất công và cần phải thay đổi do sự có mặt của các thiên đường thuế, điều này tạo nên sự bất bình đẳng lớn trong xã hội. Oxfam đã cùng hơn 300 nhà kinh tế toàn cầu ký vào bức thư kêu gọi chấm dứt sự tồn tại của những thiên đường thuế hiện nay. Theo số liệu của tổ chức này, cứ 10 phút lại có một công ty offshore được lập ở Công ty luật Mossack Fonseca ở Panama - một trong những thiên đường thuế.
Bình luận về hồ sơ Panama, theo bà Susana, việc lập một công ty offshore không phải phạm pháp. "Tuy nhiên, sẽ là phi pháp khi bạn không công khai sự tồn tại của nó với cơ quan thuế", bà nói.
Nhờ những chiêu trò như chuyển giá, cho vay giữa các công ty ở nhiều nước khác nhau trong cùng một tập đoàn đa quốc gia hay mượn cớ vào tài sản vô hình như quyền sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu, bằng sáng chế... mà các tập đoàn này chỉ phải trích 5% lợi nhuận để nộp thuế thu nhập doanh nghiệp mà thông thường nghĩa vụ phải lên tới 20-25%.
Bà Susana lấy một ví dụ đơn giản về chuyển giá với hành trình từ sản xuất đến tay người tiêu dùng của một chiếc điện thoại làm ở Việt Nam nhưng bán sang Tây Ban Nha. Chiếc điện thoại này ở Việt Nam được công ty đa quốc gia hạch toán 1 USD và thay vì được chuyển thẳng sang Tây Ban Nha để lên kệ, trên giấy tờ nó sẽ được chuyển sang một thiên đường thuế và tại đất nước có thiên đường thuế này, giá chiếc điện thoại được đẩy lên 100 USD. Khi tới Tây Ban Nha, chiếc điện thoại được ghi nhận giá 101 USD và đến tay người tiêu dùng. Như vậy, cả Chính phủ Việt Nam và Tây Ban Nha sẽ chỉ thu được thuế với 1 USD trong khi số lợi nhuận 99 USD tại thiên đường thuế kia, công ty đa quốc gia không phải nộp thuế.

Nông dân Ninh Bình kiếm tiền tỷ mỗi năm nhờ vào nuôi đặc sản

Xuất thân từ gia đình thuần nông, anh Miền (50 tuổi) từng chăn nuôi nhiều loại gia súc, gia cầm nhưng quy mô nhỏ lẻ. Năm 2003, được chính quyền xã giao thầu hơn 3 ha đất nông nghiệp cạnh sông Hoạt, anh bắt tay vào làm trang trại.

Trang trại với các giống vật nuôi quý như gà Đông Tảo, vịt trời, lợn Bỉ… đem lại thu nhập trên một tỷ mỗi năm cho anh Phan Văn Miền ở xã Yên Mạc, huyện Yên Mô.

Khởi nghiệp với chăn nuôi bò sữa, bò thịt nhưng gặp nhiều khó khăn, thất bại do đầu ra của sản phẩm không ổn định, năm 2013 anh chuyển hướng sang chăn nuôi gà Đông Tảo.
nong-dan-ninh-binh-kiem-tien-ty-moi-nam-nho-nuoi-dac-san
Khởi nghiệp từ nuôi gà ĐôngTảo, anh Miền hiện kiếm 300 - 400 triệu mỗi năm từ loại đặc sản này. Ảnh: Phương Vy.
“Trong một lần ra Hưng Yên, tôi được người quen giới thiệu giống gà Đông Tảo quý hiếm có giá cả chục triệu mỗi con nên bị cuốn hút. Tôi mua vài cặp về nuôi thử thì thấy không quá khó. Càng nuôi càng ham, tôi quyết định đầu tư cả trăm triệu nuôi gà đặc sản” anh Miền nói.
Lần đầu nuôi gà quý nên anh Miền bảo cũng khá lo lắng. “Sợ nhất là gà chết thì mất vốn vì giá gà giống Đông Tảo cao gấp 10–15 lần gà thường”, anh Miền cho biết thêm.
Để có kiến thức chăn nuôi, anh tìm tài liệu trong sách nông nghiệp, mạng internet và cả tham dự các khóa tập huấn. Biết được loại gà Đông Tảo có nhược điểm về đường hô hấp, yếu hơn gà thường nên anh cho tiêm phòng vắc xin phổi, tiêu chảy, nhỏ mắt, nhỏ mũi theo đúng hướng dẫn để gà khỏe mạnh. “Loại gà này lớn thì cho ăn như gà thường là cám, ngô và chăm sóc cũng dễ dàng hơn”, anh Miền nói.
Lứa gà Đông Tảo đầu tiên xuất bán trong dịp tết năm 2013 với doanh thu trên 100 triệu càng làm anh Miền quyết tâm dốc vốn vào nuôi gà quý. Có thời điểm, đàn gà đặc sản của gia đình anh lên tới hàng trăm con; cả gà mẹ, gà thịt và gà giống.
Khu trang trại hơn 3.000 m2 cũng được anh đầu tư cải tạo và áp dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi. Mỗi chuồng được xây dựng kiên cố với diện tích khoảng 2m2 cho 5 con gà cả trống và mái sinh sống. Để phòng dịch bệnh, chủ trang trại cho bồi nền bằng cát sạch sau đó dải lớp trấu dày, khử trùng chuồng trại thường xuyên.
nong-dan-ninh-binh-kiem-tien-ty-moi-nam-nho-nuoi-dac-san-1
Vịt trời cũng đem đến nguồn thu lớn cho gia đình nông dân trẻ. Ảnh: Phương Vy.
Theo lời anh Miền, gà Đông Tảo quý nhất đôi chân. Gà có chân càng to thì giá thành càng đắt. Những con gà chân to thường được bán với giá 10–30 triệu đồng. Gà chân thường có giá 3–4 triệu còn gà chân nhỏ bán 250.000–300.000 đồng mỗi kg.
Thu nhập từ bán gà thịt, gà giống và trứng gà Đông Tảo của ông chủ trang trại đều trên 300 triệu đồng mỗi năm.
Ngoài gà đặc sản anh Miền cũng là người tiên phong trong tỉnh Ninh Bình đưa giống vịt trời, lợn siêu (Bỉ, Duroc, Đại Bạch), bò Laisind, Brahman… về nuôi. Riêng đàn vịt trời trong khu trang trại của anh có tới hàng vạn con từ vịt đẻ, vịt thương phẩm tới vịt giống.
“Những năm gần đây vịt trời được ưa chuộng vì thịt thơm, ngon và không tanh như vịt thường. Giá bán vịt thương phẩm lại cao gấp 2–3 lần mà cũng không đủ nguồn cung”, anh Miền cho hay.
Cũng theo anh Miền, cách chăn nuôi vịt trời không khác vịt thường nhưng khi nuôi với số lượng lớn phải chú ý phòng dịch cho chúng bằng cách nhúng mỏ vịt con vào thuốc theo định kỳ.
“Loài vịt trời ăn rất ít, mỗi ngày chỉ 0,7 lạng thức ăn. Mỗi lứa nuôi hơn 2 tháng thì xuất bán vịt thương phẩm với giá 120 – 150 nghìn đồng mỗi con. Trừ giống, thức ăn, thuốc thì người nuôi cũng lãi được một nửa”, chị Phạm Thị Hương (vợ anh Miền) cho biết thêm.
Hiện mỗi ngày trang trại của gia đình anh cung cấp khoảng 1.000 vịt thương phẩm cho các tỉnh Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Tây Ninh, TP Hồ Chí Minh.
Việc chăn nuôi các con vật đặc sản quy mô lớn đem lại nguồn thu nhập ổn định mỗi năm trên một tỷ đồng cho ông chủ trang trại đồng thời tạo việc làm cho 20 lao động với mức lương cố định 5 – 6 triệu đồng mỗi tháng.
nong-dan-ninh-binh-kiem-tien-ty-moi-nam-nho-nuoi-dac-san-2
Có nguồn vốn ổn định, gia đình anh Miền nuôi thêm nhiều lợn, bò cho giá trị kinh tế cao. Ảnh: Phương Vy.
Ông Phạm Hồng Hỷ - Chủ tịch Hội nông dân xã Yên Mạc cho biết, anh Phan Văn Miền là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi nhiều năm liền của tỉnh Ninh Bình và là người tiên phòng đưa các giống vật nuôi quý như gà Đông Tảo, vịt trời, lợn siêu… về nuôi. Ngoài ra trang trại này còn nhân giống vật nuôi quý cho bà con trong, ngoài tỉnh, hướng dẫn cách chăm sóc cũng như đảm bảo đầu ra ổn định.

Ông chủ chuỗi bánh mì Việt lớn nhất ở Mỹ qua đời

Henry Huong Le cùng gia đình nhập cư vào Mỹ trong thập kỷ 70 sau chiến tranh Việt Nam với nhiều khó khăn. Chỉ khi gia đình ông quyết định mua một xe tải phục vụ đồ ăn, cuộc đời họ mới chính thức thay đổi.

Ông Henry Le, một trong hai người mang món bánh mì đến nước Mỹ và tạo nên chuỗi cửa hàng Lee’s Sandwich nổi tiếng vừa qua đời ngày 6/10 tại thành phố San Jose ở tuổi 59.

Ông được coi là một người lãnh đạo cộng đồng, nhà vận động quyền con người, tích cực tham gia trong các hoạt động từ thiện và là một trong hai người quan trọng nhất đã tạo nên thương hiệu Lee’s Sandwiches. Ông qua đời vì ung thu gan giai đoạn cuối, chỉ bốn ngày trước sinh nhật lần thứ 59 của ông.
ong-chu-chuoi-banh-mi-viet-lon-nhat-tai-my-qua-doi
Ông Henry Le đã xây dựng nên chuỗi bánh mì thuần Việt lớn nhất thế giới.
“Ai từng tiếp xúc với ông ấy đều nhận thấy đây là một con người giản dị và sẵn sàng làm tất cả vì người khác. Đó chính là di sản của ông ấy”, Ryan Hubris,  người bạn thân trong suốt 40 năm qua và cũng là một cựu nhân viên Lee’s Sandwiches nhận xét về Henry Le.
Hubris nói Henry Le không hề biết về bệnh tình của mình cho đến vài tháng trước khi ông đổ bệnh trong một chuyến du lịch. Sau khi chẩn đoán, bác sĩ nói ông còn có thể sống được một năm nữa, nhưng chỉ ba tháng sau ông đã ra đi.
“Ông rất khỏe và năng động. Phần lớn thời gian ông ấy tham gia các hoạt động ngoài trời. Không ai nghĩ là ông bị bệnh ung thư cả”, Hubris nói.
Henry Le sinh ra tại Thốt Nốt, tỉnh An Giang trong một gia đình có chín anh chị em. Ông là người con thứ hai trong gia đình.
Anh của Henry, ông Chieu Le, làm việc trên một xe tải bán thức ăn và sau đó dành dụm đủ tiền để mua cho mình một chiếc tương tự. Sau đó, hai ông Henry và Chieu Le lập nên Công ty Lee Bros. Foodservice Inc, và thương hiệu này dần phát triển lớn mạnh khắp miền bắc bang California.
Vào những ngày cuối tuần, bố mẹ của hai ông dùng chiếc xe tải để bán món bánh mì kiểu Việt Nam cho sinh viên và cư dân tại San Jose. Chính những chiếc bánh mì đó đã tạo nên thương hiệu bánh mì Lee’s Sandwiches, là thương hiệu chuyên bán món bánh mì kẹp thịt thuần Việt lớn nhất thế giới. Gia đình Henry Le giờ đã có hơn 60 cửa hàng trên toàn nước Mỹ và vừa mở chi nhánh tại Đài Loan.
Là một Phật tử, ông Henry Le thường xuyên quyên góp cho các ngôi chùa ở khắp San Jose. Ông từng điều hành các tổ chức như Vietnamese Heritage Foundation và Vietnamese-American National Gala nhằm duy trì văn hóa Việt Nam và phát triển mối quan hệ hợp tác Việt-Mỹ trong cộng đồng nơi đây.
Tuy nhiên, Henry Le được nhớ đến nhất qua các hoạt động thiện nguyện hỗ trợ cho các nạn nhân của cơn bão Katrina vào năm 2005. Ông mở cửa văn phòng ở thành phố Biloxi, bang Mississippi để đón nhận những người mất nhà cửa do cơn bão gây ra, dù bản thân ông cũng đã mất nhiều tài sản sau cơn bão này.
“Ông ấy gần như lại trắng tay lần nữa. Nhưng thay vì cay cú hoặc đau xót vì những mất mát, ông lại hướng đến cộng đồng và nhận ra bản thân ông đã may mắn như thế nào. Ông ấy sống không phải vì bản thân mà là vì những người chung quanh. Ông đã cho tôi nhiều bài học về tình người trong cuộc sống”, Hubris nói.
Ông Henry Le ra đi để lại người vợ, bà Dep Nguyen và ba người con, Diana, Brian và Cindy; mẹ ông, bà Nguyen Thi Hanh, tám người anh chị em và 19 người cháu.