Thứ Tư, 23 tháng 11, 2016

TPP được 12 nước thành viên xem xét như thế nào

Tại phiên họp Thường vụ Quốc hội tuần này, Tổng thư ký Quốc hội - Nguyễn Hạnh Phúc cho biết Chủ tịch nước chưa gửi tờ trình về phê chuẩn TPP. Về nguyên tắc, khi nào Chủ tịch nước trình và cơ quan thẩm tra đảm bảo đủ điều kiện, vấn đề này mới đưa vào chương trình kỳ họp.

Một năm sau khi hoàn tất đàm phán Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), việc phê chuẩn tại 12 nước thành viên vẫn bị trì hoãn vì nhiều lý do

 Vì thế, TPP sẽ chưa được đưa vào chương trình kỳ họp thứ 2, dự kiến khai mạc ngày 20/10 tới. Điều này đồng nghĩa Việt Nam chưa thể phê chuẩn TPP trong năm nay. Diễn biến này cũng gần như tương tự ở 11 nước thành viên còn lại.

Australia
tpp-dang-duoc-12-nuoc-thanh-vien-xem-xet-nhu-the-nao
Chính phủ của Thủ tướng Malcolm Turnbull nổi tiếng ủng hộ TPP. Tuy nhiên, Ủy ban Sản xuất của Australia lại lo ngại với các điều khoản của TPP về bản quyền và cơ chế giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư và các nước. Đảng đối lập nước này cũng phản đối các điều khoản trên. Vì vậy, Chính phủ Australia có lẽ sẽ phải trải qua cuộc đấu tranh quyết liệt nếu muốn phê chuẩn TPP.
Brunei
Hồi tháng 4, đại diện Bộ Ngoại giao và Thương mại Brunei - ông Dato Paduka Lim Jock Hoi cho biết trên Brunei Times rằng họ đang sửa đổi một số quy định và điều luật trong nước cho phù hợp với TPP. Ông nhận định quá trình phê chuẩn không dễ dàng và sẽ mất 2 năm. TPP sẽ phải được thảo luận tại các phiên họp nội các và được Hội đồng Lập pháp xem xét.
Canada
Chính phủ Canada đã giao một hội đồng nghị viện đa đảng tổ chức các cuộc lấy ý kiến cả nước về những vấn đề họ lo ngại với TPP. Bên cạnh đó, việc nhận ý kiến đóng góp cho Hội đồng Ngoại thương cũng được gia hạn đến cuối tháng 10.
Chile
Cuối tháng 8, Bộ Ngoại giao nước này vẫn chưa xác định ngày sẽ trình TPP lên quốc hội. Việc này một lần nữa phụ thuộc vào kết quả bầu cử tại Mỹ. Dù vậy, Chính phủ Chile cho biết việc trình lên Quốc hội có thể diễn ra vào cuối năm nay.
Malaysia
Cuối tháng 9, Bộ Công nghiệp và Ngoại thương Malaysia cho biết họ sẽ sửa 18 điều luật để phù hợp với cam kết trong TPP. Malaysia cũng khẳng định vẫn đang trong quá trình phê chuẩn TPP và việc này sẽ cần nhiều giai đoạn chuẩn bị trước khi có hiệu lực năm 2018.
Mexico
Thượng viện Mexico đã bắt đầu xem xét TPP và dự kiến có quyết định cuối năm nay. Tuy nhiên, cũng như nhiều nước khác, cuộc bầu cử tại Mỹ sẽ đóng vai trò lớn trong động thái kế tiếp của nước này. Ví dụ, nếu ông Donald Trump thắng cử, không chỉ TPP, các hiệp định thương mại tự do khác như NAFTA cũng sẽ bị ảnh hưởng.
Mỹ
tpp-dang-duoc-12-nuoc-thanh-vien-xem-xet-nhu-the-nao-1
Cả hai ứng cử viên Tổng thống Mỹ - bà Hillary Clinton và ông Donald Trump đều đã lên tiếng không ủng hộ TPP. Gần đây, lãnh đạo đảng Dân chủ tại Hạ viện - Nancy Pelosi và Chủ tịch Hạ viện Mỹ - Paul Ryan cũng phản đối hiệp định này.
Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ - Barack Obama vẫn tin rằng ông có "luận điểm hợp lý hơn" trong cuộc tranh luận này, và sẽ tiếp tục thúc đẩy việc phê chuẩn TPP. Ông cũng khẳng định bỏ lỡ TPP sẽ gây hậu quả đắt giá với Mỹ, ảnh hưởng đến vai trò của họ tại châu Á - Thái Bình Dương và hình ảnh trong mắt các đối tác.
New Zealand
Cũng như các hiệp định thương mại tự do khác, văn bản hoàn thiện của TPP, cùng Bản phân tích Lợi ích Quốc gia đã được trình lên Quốc hội New Zealand. Sau đó, Dự luật sửa đổi TPP, gồm các đề xuất sửa đổi cần thiết để phê chuẩn hiệp định này, cũng được đưa lên Hạ viện hồi tháng 5.
Ủy ban Thương mại, Quốc phòng và Ngoại giao của Quốc hội sẽ có thời hạn đến ngày 12/11 để nghiên cứu các văn bản này, sau đó sẽ báo cáo lên Quốc hội. TPP có thể có hiệu lực cuối năm 2017, đầu năm 2018 nếu các quốc gia hoàn tất thủ tục cần thiết để phê chuẩn hiệp định này.
Nhật Bản
Bộ trưởng Kinh tế - Thương mại - Công thương mới của nước này - ông Hiroshige Seko tuyên bố muốn TPP được phê chuẩn sớm nhất có thể. Thủ tướng Shinzo Abe cũng có quan điểm tương tự, do không muốn cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ sắp tới làm phức tạp thêm vấn đề này. Trong khi đó, các lãnh đạo đảng đối lập - DP lại tỏ ý không hài lòng với kết quả đàm phán TPP và phản đối.
TPP sẽ là vấn đề trọng tâm được thảo luận tại kỳ họp quốc hội bất thường kéo dài 66 ngày tại Nhật Bản. Kỳ họp bắt đầu từ 26/9.
Peru
Peru đã trình TPP lên Quốc hội ngày 21/7. Thủ tướng Pedro Cateriano khẳng định thỏa thuận này là cần thiết cho sự phát triển của quốc gia. Tổng thống mới đắc cử - Pedro Pablo Kuczynski cũng cho biết sẽ ký ngay khi Quốc hội thông qua. Việc này dự kiến diễn ra cuối năm nay.
Singapore
Singapore luôn thúc giục Mỹ thông qua TPP, dù thừa nhận việc này khá khó khăn trong bối cảnh cuộc bầu cử Tổng thống sắp tới. Họ hào hứng với TPP, do nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào ngoại thương và thương mại song phương với Mỹ cũng khá lớn. Bên cạnh đó, Singapore còn ủng hộ vai trò của Mỹ trong vấn đề an ninh tại châu Á.

5 thói quen vào buổi sáng của người thành công

Để có một ngày làm việc đầy năng suất, người thành công thường duy trì 5 thói quen hữu ích vào mỗi sáng.

36 chủ nợ lao đao bởi vì doanh nghiệp vay hàng trăm tỷ rồi biến mất

Bà Ngọc kể, các lần vay mượn trước đây thường không có biên lai giao nhận tiền mà chỉ đến mỗi cuối năm mới tổng kết một lần. Khi vay mượn, bà Thúy kiên trì thuyết phục và cam kết đáp ứng mọi điều khoản như trả đủ lãi suất và hoàn vốn đúng thời hạn… 

Một công ty chuyên cung cấp sợi tại quận Tân Bình lợi dùng lòng tin để vay mượn hàng trăm tỷ đồng của nhiều hộ kinh doanh với mức lãi suất lên đến 2,5% mỗi tháng rồi bỏ trốn.

Cuối tháng 8/2016, khi xuất hiện thông tin Công ty TNHH Thương mại Thúy Sơn ngừng hoạt động, nơi làm việc đóng cửa với dấu niêm phong của ngân hàng và cả gia đình ông Trương Sơn - Giám đốc công ty bỏ trốn khỏi địa phương, bà Thân Thị Bích Ngọc (ngụ quận Tân Bình, TP HCM) đã gửi đơn tố cáo hành vi lợi dụng tín nhiệm để chiếm đoạt tài sản của ông Sơn cùng vợ là bà Hồ Phạm Thúy.

Bà Ngọc cho biết, vì mối quan hệ làm ăn thân thiết trong ngành sợi dệt nên thường tin tưởng giao tiền cho bà Thúy - người tự xưng đại diện công ty để thương lượng và kí nhận tiền trong hầu hết các khoản vay mượn tài sản. Số tiền ban đầu khoảng 200-300 triệu đồng mỗi lần, sau tăng dần lên vài tỷ đồng và kèm theo nhiều vàng bạc, ngoại tệ. Ước tính số nợ quy đổi tiền mặt hiện xấp xỉ khoảng 33 tỷ đồng.
36-chu-no-lao-dao-vi-doanh-nghiep-vay-hang-tram-ty-roi-bien-mat
Giấy biên nhận vay nợ của Công ty TNHH Thúy Sơn.
Tuy nhiên, khi đến ngày thu hồi nợ thì dù báo trước gần 3 tháng nhưng bà Ngọc vẫn không nhận đủ tiền, đồng thời còn bị gạt ngang nếu liên tục nhắc trả nợ.  
“Tôi và Thúy cùng lập nghiệp từ hai bàn tay trắng nên mỗi lúc khó khăn chẳng ngại tương trợ nhau, nhưng giờ thì họ xa chạy cao bay, còn mình chưa hết bàng hoàng vì khoản nợ quá lớn”, bà Ngọc ngậm ngùi chia sẻ.
Không riêng trường hợp của bà Ngọc, hàng chục hộ kinh doanh khác tại làng dệt Bảy Hiền (quận Tân Bình) cũng rơi vào hoàn cảnh điêu đứng tương tự. Danh sách thống kê 36 hộ kinh doanh gửi đơn tố cáo Thúy Sơn cho thấy số nợ chủ yếu khoảng từ 1,5 đến 3 tỷ đồng. Có những trường hợp đặc biệt như bà V.T.T.A cho vay hơn 14 tỷ đồng, ông P.P.M cho vay 22 tỷ…
Trao đổi với VnExpress, một số chủ nợ cho biết cách thức vay nợ của Thúy Sơn là tạo uy tín tốt sau nhiều năm hoạt động, từ đó “huy động vốn làm ăn” của các đối tác với mức lãi suất hấp dẫn khoảng từ 1% đến 2,5% mỗi tháng. Các khoản vay này đều có giấy biên nhận viết tay và đóng mộc vuông. Tính đến tháng 8/2016, Thúy Sơn vẫn trả lãi đều đặn cho các hộ kinh doanh thông qua các hình thức như trả tiền mặt trực tiếp (đối với hộ kinh doanh ngoài ngành dệt), cung cấp sợi dệt để trừ tiền…
Bà Nguyễn Thị Ngọc Lan cho biết từ năm 2014, doanh nghiệp này cho vay thành hai đợt với số tiền tổng cộng khoảng 7,5 tỷ đồng. Trong hai năm, Thúy Sơn đã trả số tiền gốc được 1,5 tỷ đồng và giao vài tấn sợi mỗi tháng xem như tiền lãi.
“Giờ tôi còn vướng hơn 6 tỷ đồng nhưng nguy cơ lấy lại được toàn bộ số tiền này là rất ít. Tuy Thúy Sơn đưa ra lãi suất cao nhưng chúng tôi không phải vì ham muốn điều này mà cho vay, chẳng qua tất cả là vì niềm tin của những người làm cùng nghề mấy chục năm rồi chưa xảy ra vấn đề gì nên không lo sợ”, bà Lan nói.
36-chu-no-lao-dao-vi-doanh-nghiep-vay-hang-tram-ty-roi-bien-mat-1
Chi nhánh Công ty TNHH Thương mại Thúy Sơn tại số 22-24 Ca Văn Thỉnh, phường 11, quận Tân Bình bị ngân hàng niêm phong.
Theo chia sẻ của một số chủ nợ, ngoài 36 hộ kinh doanh đã gửi đơn tố cáo thì hiện vẫn còn nhiều doanh nghiệp, cá nhân cho công ty này vay mượn vài chục tỷ đồng nhưng chưa công khai.
Bà Hồng (ngụ huyện Đức Hòa, Long An), người đã thế chấp quyền sử dụng đất để vay 1,6 tỷ đồng theo đề nghị của cặp vợ chồng này cho biết, vì có mối quan hệ họ hàng với Thúy nên quyết định không tố cáo vụ việc dù được nhiều người vận động ngay khi mới xuất hiện thông tin Công ty TNHH Thương mại Thúy Sơn chiếm đoạt tài sản.
Bà Hồng nhắc lại thời điểm cách đây vài tháng, do việc kinh doanh ở thành phố ế ẩm nên gia đình chuyển về quê sống và dự định xây phòng trọ cho thuê. Khi công trình còn dang dở thì Thúy tìm đến tận nơi hối thúc vay mượn tiền, cam kết hoàn trả sau 2 tháng với lãi suất 2% mỗi tháng. Trong đó, bà Hồng hưởng 1% lãi suất, phần còn lại đóng cho ngân hàng.  
“Tôi tin tưởng em họ tuyệt đối, nghĩ rằng nó muốn giúp mình lấy lãi để trang trải chi phí xây nhà nhưng không ngờ bị lừa gạt như vậy. Vợ chồng nó chưa trả lãi được tháng nào thì bỏ đi, bỏ lại khoản nợ lớn mà mảnh đất vừa bán cũng không đủ trả. Hiện tôi cũng xin vào làm công nhân để tiết kiệm từng đồng trả nợ”, bà Hồng chia sẻ.
Mới đây, cơ quan chức năng đã triệu tập đại diện Công ty TNHH Thương mại Thúy Sơn và các chủ nợ để đối thoại, tìm hướng giải quyết vấn đề này nhưng phía Thúy Sơn không xuất hiện.
Trước đó, UBND quận Tân Bình đã có văn bản trả lời phản ánh của người dân về vụ việc này trên cổng thông tin điện tử của lãnh đạo TP HCM. Theo đó, tính đến ngày 13/9, Công an quận đã tiếp nhận 34 trường hợp gửi đơn tố giác ông Trương Sơn và bà Hồ Phạm Thúy có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản.
Qua thu thập thông tin, Công an quận Tân Bình cho biết tổng số nợ công ty này vay mượn tính đến thời điểm trên khoảng 171,2 tỷ đồng, 239.000 USD, 37.000 euro và hơn 349 lượng vàng SJC. Các khoản vay mượn tiền giữa hai bên đều được thể hiện trên giấy nợ có chữ ký xác nhận. Theo kết luận của đơn vị này, nội dung tố giác chỉ là tranh chấp dân sự, không thuộc thẩm quyền giải quyết nên đã có thông báo, hướng dẫn các hộ kinh doanh khởi kiện tại Tòa án dân sự.  

Tập đoàn Thụy Sỹ vận hành nhà máy 10 triệu USD ở Việt Nam

Tập đoàn Bühler (Thụy Sỹ) vừa khánh thành nhà máy Bühler Việt Nam tại khu công nghiệp Long Hậu, Hòa Bình, huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An.

Nhà máy đặt tại Long An, chuyên sản xuất các thiết bị, máy móc phục vụ công nghiệp chế biến lúa gạo.

Đây là dự án đầu tư đầu tiên của Bühler tại Việt Nam. Dự án có tổng diện tích hơn 10.000m2, giai đoạn 1 có tổng vốn đầu tư 10 triệu USD, sử dụng hơn 200 lao động gồm một nhà máy chuyên sản xuất các thiết bị, máy móc phục vụ công nghiệp chế biến lúa gạo.
Sản phẩm của nhà máy sẽ phục vụ chủ yếu các doanh nghiệp thu mua, chế biến lúa gạo quy mô nhỏ và vừa trở lên. Dự kiến 70% sản phẩm từ nhà máy sẽ tiêu thụ nội địa, số còn lại để xuất khẩu sang thị trường Đông Nam Á.
Nhà máy Bühler Việt Nam tọa lạc tại khu công nghiệp Long Hậu, Hòa Bình, Long An với diện tích hơn 10.000m2
Nhà máy Bühler Việt Nam tọa lạc tại khu công nghiệp Long Hậu, Hòa Bình, Long An với diện tích hơn 10.000m2.
Lãnh đạo tập đoàn cho biết, Việt Nam là thị trường sôi động với hơn 90 triệu dân, trên 5.000 doanh nghiệp chế biến gạo với năng suất sản xuất hơn 45 triệu tấn lúa mỗi năm. Tuy nhiên, do công nghệ chế biến gạo tại Việt Nam còn hạn chế nên giá trị thương mại chưa cao.
Việc quyết định đầu tư nhà máy sản xuất thiết bị chế biến gạo tại Việt Nam góp phần nâng cao giá trị hạt gạo Việt trên thị trường toàn cầu. Ngoài ra, nhà máy chế tạo máy móc, thiết bị chế biến lúa gạo của tập đoàn Bühler cũng sẽ là trung tâm cung cấp giải pháp toàn diện về kỹ thuật công nghệ chế biến gạo; chế tạo các phụ kiện máy móc; thiết bị phụ trợ cho các doanh nghiệp chế biến lương thực thực phẩm khác ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.
dai-gia-thuy-si-van-hanh-nha-may-che-bien-lua-gao-10-trieu-usd-tai-viet-nam-bai-edit-1
Nhà máy Bühler tại Long An hứa hẹn tạo nên bước tiến mới cho thị trường gạo Việt Nam nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung.
"Nhà máy Bühler tại Việt Nam không chỉ tạo cơ hội việc làm cho hơn 200 lao động có kỹ năng trong khâu chế tạo các loại thiết bị sản xuất gạo, mà còn giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể tiếp cận công nghệ tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế của Bühler với chi phí đầu tư vừa phải", ông Rustom Mistry - Chủ tịch công ty Bühler Việt Nam cho hay.
Theo vị này, không chỉ có nhà máy của Bühler tại Việt Nam, tập đoàn còn có nhiều chuyên gia luôn sẵn sàng hỗ trợ cho các doanh nghiệp sản xuất, chế biến nông sản - thực phẩm khác và các đối tác trong lĩnh vực sản xuất vật liệu công nghệ cao khi cần thiết. Với sự hợp tác này sẽ góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng ngành công nghiệp chế biến sâu về nông sản thực phẩm.
Với quy trình chế biến lúa gạo theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm cao, gạo Việt Nam có nhiều cơ hội trong việc thâm nhập các thị trường khó tính trên thế giới. Bên cạnh đó, Bühler cũng cam kết mỗi năm sẽ đầu tư 5% doanh thu vào nghiên cứu và phát triển các giải pháp công nghệ mới, thúc đẩy phát triển thị trường gạo cũng như ngành nông sản của Việt Nam và toàn khu vực.
dai-gia-thuy-si-van-hanh-nha-may-che-bien-lua-gao-10-trieu-usd-tai-viet-nam-bai-edit-2
Dòng sản phẩm Bühler W chuyên tách màu mang đến hạt gạo xuất khẩu chất lượng cao.
Trong khuôn khổ sự kiện khánh thành nhà máy, tập đoàn Thụy Sĩ giới thiệu dòng máy tách màu hiện đại Sortex S Ultravision và ra mắt dòng máy tách màu Bühler W có nhiều tính năng độc đáo với chi phí đầu tư vừa phải, đáp ứng nhu cầu cho doanh nghiệp chế biến lúa gạo quy mô vừa và nhỏ. 
Dòng máy có khả năng nhận dạng các khiếm khuyết khác màu, chấm kim, bạc bụng, hạt hư, vàng mơ và các vật thể lạ. Máy vận hành tiết kiệm điện đến 25%, có thể xử lý lên tới 12 tấn gạo mỗi giờ, thậm chí có thể tự điều chỉnh khi mức độ tạp chất dao động do các loại gạo đầu vào khác nhau.
Là tập đoàn đứng hàng đầu thế giới về cung cấp thiết bị, công nghệ trong nhiều ngành sản xuất nông sản, thực phẩm và công nghệ vật liệu cao, hiện Bühler có mặt trên 140 quốc gia. 
Với lịch sử hơn 150 năm, Bühler chiếm 65% thị phần toàn cầu đối với dây chuyền công nghệ chế biến bột mì; 60% sản lượng chocolate trên thế giới được sản xuất bởi các thiết bị của Bühler. 50% xe hơi trên thế giới có sử dụng các bộ phận, phụ tùng được sản xuất bởi hệ thống đúc áp lực do Bühler cung cấp và 30% sản lượng gạo trên thế giới được sản xuất bởi các máy móc, thiết bị, công nghệ của tập đoàn.

Nhiều người dùng thích mua hàng tạp hóa, quần áo thông qua điện thoại

Hai hãng nghiên cứu xAd và Millward Brown vừa công bố kết quả khảo sát 5.048 người trưởng thành dùng điện thoại thông minh trên toàn thế giới về sở thích mua sắm của họ.

Đa số người dùng smartphone tại Mỹ, Trung Quốc, Anh xem di động như kênh tiện lợi để mua hàng tạp hóa hay trang phục.

Cụ thể, có 58% người Mỹ và 64% người Anh tham gia phỏng vấn nói rằng họ thích mua quần áo và các đồ phụ kiện trên di động. Các mặt hàng tạp hóa đứng vị trí thứ hai với tỷ lệ lần lượt là 57% và 52%. Còn đồ thể thao có lượng người mua ít nhất, chiếm dưới 30%.
Ở Trung Quốc và Nhật Bản, cửa hàng tạp hóa là lựa chọn hàng đầu, tiếp theo mới đến quần áo. Tại Đức, đa phần người được hỏi cho biết có thói quen mua thiết bị điện tử thông qua điện thoại thông minh, kế đến là quần áo.
nhieu-nguoi-dung-thich-mua-hang-tap-hoa-quan-ao-qua-dien-thoai
Trong một nghiên cứu khác từ Adobe, chi tiêu cho mua trực tuyến ngũ cốc, rau quả trong tháng 7/2016 đã tăng hơn 100 lần so với cùng kỳ năm ngoái.
Xét về tổng thể, thị trường Anh và Mỹ có nhiều nét tương đồng với nhau, khi các tỷ lệ về những mặt hàng ưa thích mua qua di động có độ chênh lệch không nhiều. Còn Trung Quốc cho thấy vị thế dẫn đầu của mình trong thương mại di động khi đa số các mặt hàng đều được từ 50% khách hàng trở lên giao dịch bằng smartphone, chỉ có các sản phẩm game và giải trí là ở mức 31%.
nhieu-nguoi-dung-thich-mua-hang-tap-hoa-quan-ao-qua-dien-thoai-1
Dưới đây là những mặt hàng mà người dùng smartphone chọn mua nhiều nhất tại 5 quốc gia hàng đầu về thương mại điện tử, theo kết quả của cuộc khảo sát do xAd và Millward Brown thực hiện.
 Trung QuốcĐứcNhậtAnhMỹ
Hàng tạp hóa88%38%63%52%57%
Quần áo87%57%55%64%58%
Hàng gia dụng66%35%28%34%39%
Hàng điện tử64%64%35%47%41%
Đồ thể thao58%38%22%26%23%
Chăm sóc sức khỏe và làm đẹp52%29%33%37%37%
Game và giải trí31%49%30%41%31%

London mất ngôi đầu hút vốn toàn cầu bởi vì Brexit

Báo cáo 'Chiến thắng ở các thành phố phát triển' là khảo sát thường niên về hoạt động đầu tư bất động sản thương mại toàn cầu, trong đó liệt kê các thành phố thành công nhất trong việc thu hút vốn.

Trong 12 tháng qua, tổng lượng đầu tư vào London giảm từ 39 tỷ xuống còn 25 tỷ USD khiến thủ đô nước Anh mất vị trí dẫn đầu toàn cầu về thu hút vốn do những hệ luỵ từ Brexit, theo Cushman & Wakefield.

12 tháng qua, các thành phố cửa ngõ lớn nhất đã tăng thị phần trên thị trường, với top 25 thành phố thu hút 53.3% tổng chi tiêu toàn cầu trong khi năm trước đạt 52.7%. Khác biệt của báo cáo lần này là London đang mất dần vị thế trung tâm trong mắt giới đầu tư toàn cầu và bị New York soán ngôi. 
Cụ thể, tính đến giữa năm 2016, khối lượng đầu tư vào London giảm từ 39 tỷ USD xuống còn 25 tỷ USD khiến thủ đô nước Anh mất vị trí dẫn đầu toàn cầu về thu hút vốn do những hệ luỵ từ Brexit mang lại. Cùng với sự sa sút của London là Tokyo, Washington và Frankfurt. Các thành phố này sụt giảm lượng vốn đầu tư vì nguồn cung hạn chế và cạnh tranh từ địa phương.
london-mat-ngoi-dau-hut-von-toan-cau-vi-brexit
London không còn là thỏi nam châm hút vốn toàn cầu vì Brexit. Ảnh: Reuters
New York dẫn đầu về đầu tư tổng thể và về người mua qua biên giới. Los Angeles và San Francisco đều đang tăng hạng trong danh sách các thành phố hàng đầu để đầu tư. Philadelphia có khối lượng vốn đầu tư tăng 50,5%. Toronto, Denver, San Diego và Phoenix đều gia tăng vốn đầu tư mạnh mẽ.
Các thành phố cấp một như Paris, Amsterdam, Copenhagen và Milan đều có mặt trong danh sách tăng trưởng hàng đầu. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều thành phố cấp 2, dẫn đầu bởi Roma, Helsinki, Liverpool, Newcastle, Birmingham, Nuremburg và Stuttgart.
Cushman & Wakefield đánh giá, ngày càng nhiều nhà đầu tư đang chuyển sang lĩnh vực bất động sản nhờ vào dòng tiền ổn định và tính bảo đảm khỏi rủi ro lạm phát. Giới đầu tư cũng cho rằng các nền tảng của thị trường bất động sản cho thuê đang diễn biến khá tốt. Theo báo cáo này, trong môi trường vĩ mô - từ sự chậm lại của Trung Quốc, đến Brexit, và cuộc bầu cử Mỹ - khiến nhiều nhà đầu tư đang gặp khó khăn trong việc tìm kiến địa điểm đầu tư.
Brexit có khả năng thay đổi hệ thống phân cấp thành phố trên toàn cầu như các thành phố khác tranh nhau để tận dụng lợi thế của sự không chắc chắn giữa các khách thuê London và các nhà đầu tư. New York chiếm được vị thế số một thế giới thu hút vốn nước ngoài có thể là sự đảo ngược ngắn hạn.
Carlo Barel di Sant'Albano, Giám đốc điều hành, Bộ phận Thị trường vốn toàn cầu, Cushman & Wakefield, nhận định: "Trong thời gian tới, sự quan tâm của nhà đầu tư đối với việc phân bổ vốn cho bất động sản vẫn khá tích cực. Mặc dù biến động đã giảm trong 12 tháng qua, rủi ro tổng thể vẫn còn diễn ra".
Theo chuyên gia này, bất ổn toàn cầu sẽ tiếp tục làm cho các nhà đầu tư thận trọng hơn. Trong môi trường cạnh tranh, các thành phố phải làm nhiều hơn để thu hút người lao động, chứ không chỉ dựa vào dòng chảy lao động tự nhiên. Điều này có nghĩa là các thành phố cần phải tạo ra một giá trị thương hiệu mà những người trẻ dễ dàng nhận biết, tập trung vào sức khỏe và an ninh hơn so với hiện nay, giữ tốc độ thay đổi công nghệ và cải thiện phong cách sống.

Giá vàng xuống tới đáy 4 tháng

Trong phiên Mỹ hôm qua, có lúc giá vàng giao ngay giảm 1% xuống mức 1.241,2 USD - thấp nhất kể từ ngày 8/6. 

Với phiên giảm thứ 9 liên tiếp, giá vàng vừa khép lại một tuần tồi tệ nhất kể từ năm 2013 khi xuống 1.241,4 USD.

gia-vang-xuong-day-4-thang
Giá vàng vừa có tuần giảm mạnh nhất trong nhiều năm.
Vào cuối phiên, giá tăng nhẹ và nhờ vậy giúp quý kim này đóng cửa ở mức nhỉnh hơn 1.252,7 USD mỗi ounce. Giá vàng bớt giảm nhờ báo cáo tình hình lương bổng khu vực phi nông nghiệp của Mỹ không như kỳ vọng nhưng vẫn không thể tránh được một tuần tồi tệ nhất trong 3 năm qua khi giảm tới 4,8% giá trị.
Tương tự, vàng giao tháng 12 cũng giảm nhẹ và đóng cửa ở 1.251,9 USD trong hôm qua. Trong khi đó, vàng miếng SJC hôm qua đóng cửa ở 35,34 - 35,44 triệu đồng một lượng.
Bill O'Neil, đồng sáng lập Công ty tư vấn LOGIC lý giải về việc sụt giảm đột ngột: "Việc giá vàng xuống dưới mức trung bình 200 ngày hôm thứ 5 là một dấu hiệu không tốt. Có rất nhiều giao dịch mua bán kỹ thuật và thực sự những điều này đã khiến giá đi xuống.